Thành tích Hội
THÀNH TÍCH CỦA HỘI HÓA HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Công tác truyền thông và phổ biến kiến thức:
Tổ chức hội nghị khoa học truyền thống “Ngày Hóa Học TP. Hồ Chí Minh” 2- 3 năm/lần là nét nổi bật của hoạt động tập họp, phổ biến kiến thức của Hội Hóa Học. Mỗi lần đại hội của Hội, từ đại hội lần thứ III đều có tổ chức đồng thời “Ngày Hóa Học Tp Hồ Chí Minh”. Đến nay Hội đã tổ chức được 9 lần sự kiện này, lần thứ nhứt (7/1988) nhân kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, lần 2 (5/2001), lần 3 (5/2003), lần 4 (4/2005) chào mừng 30 năm Giải phóng miền Nam – Thống nhất đất nước, lần 5 (10/2007), lần 6 (12/2008) kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Hóa Tp Hồ Chí Minh, lần 7 (8/2013) kỷ niệm 25 năm thành lập Hội, lần 8 (11/2015) chào mừng 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lần 9 (02/11/2018) kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Hóa Học TP HCM.
Mục tiêu của các Ngày Hóa Học TP Hồ Chí Minh là:
- Tập hợp rộng rãi đội ngũ hóa học thành phố và của một số tỉnh lân cận trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, sản xuất, dịch vụ để trao đổi thông tin, học thuật, đề xuất phương hướng hợp tác phát triển ngành hóa thành phố và khu vực.
- Trình bày báo cáo và đăng các công trình nghiên cứu khoa học theo chủ đề trong kỷ yếu, đặc biệt nhằm động viên cán bộ trẻ.
- Trong khả năng của Hội, tuyển chọn một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có khả năng triển khai vào sản xuất để đăng vào các tạp chí chuyên ngành (Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số đặc biệt, tập 50 số b3A, 2012, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, số đặc biệt, Tập 18, số 14, 2013 ….).
– GS.TS. Chu Phạm Ngọc Sơn và Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm, hội viên tập thể của Hội có hai báo cáo:
+ Lạm dụng hóa chất trong đất sét bọc bắc thảo dẫn đến sự ô nhiễm sản phẩm thương mại đã gửi tham gia Hội nghị Khoa học Phân tích Hóa lý và Sinh học và đã được đăng vào Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học (Tập 26, số 3A, 2021)
+ About the Safety of some Commercial Products
đã gửi tham gia Hội nghị Analytica Việt Nam 2021. Do dịch bệnh Covid-19, Hội nghị đã hoãn và được tổ chức lại vào 12-5-2022. Báo cáo của nhóm nghiên cứu của GS Sơn đã được đăng vào Conference Proceedings của Hội nghị và sẽ được đăng vào số đặc biệt của Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2022. Riêng báo cáo về Trứng Bắc thảo đã được đăng trong Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 26, số 3A, trang 155-159, 2021.
– Câu Lạc bộ Hóa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên tổ chức chuyên đề thực nghiệm “Nuôi tinh thể” tại phòng thí nghiệm vào ngày 27/03/2021, thu hút nhiều sinh viên ngoài CLB của khoa Hoá tham gia. Vào ngày 04/04/2021, tổ chức sinh hoạt chuyên đề Nghiên cứu khoa học: Chia sẻ về các hướng nghiên cứu từ các nhóm nghiên cứu của thầy cô trong khoa Hóa học dưới sự hỗ trợ chia sẻ từ chính thầy cô của khoa lần 6. Ngoài ra, hàng tháng đều có bài đăng Chemfeed trên fanpage của CLB Hóa học về các kiến thức Hoá học hữu ích…..
– Năm 2021,Viện Công nghệ Hóa học, hội viên tập thể của Hội đã công bố 52 bài báo trên tạp chí quốc tế (9 bài SCI, 38 bài SCI-E, 4 bài VASTI và 01 bài trên các tạp chí quốc tế không thuộc danh sách SCI hoặc SCI-E nhưng có mã chuẩn ISSN); 11 bài báo trên tạp chí quốc gia (02 bài VAST2 và 09 bài trên tạp chí trong nước khác có mã ISSN);sở hữu trí tuệ: 02 sáng chế đã được cấp bằng) trong năm 2021.
– Năm 2021, trung tâm INOMAR, hội viên tập thể của Hội đã công bố 39 bài báo trên tạp chí quốc tế SCIE/Scopus (32 ISI-Q1, công bố có IF cao nhất là biosensor and Bioelectronics (IF = 10,82, Q1); xuất bản thành công 1 sách chuyên khảo trong nước thuộc NXB ĐHQG-HCM; 07 công bố trong nước; gửi hồ sơ đăng ký 1 sáng chế Hàn Quốc (đang thẩm định).
– Dưới sự chủ trì của Hội Hóa học, TS. Diệp Ngọc Sương (Tổng Thư ký Hội) và Ths. Nguyễn Thu Hương (Ủy viên Ban Chấp hành Hội) là đồng chủ nhiệm dự án “Nghiên cứu và xây dựng qui trình phổ biến kiến thức hóa học phục vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng môi trường trên internet”. Dự án đã được Hội đồng xét duyệt định mức hỗ trợ kinh phí của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật thông qua. Sau khi được Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật TP Hồ Chí Minh chấp thuận cho chuyển dự án này sang thực hiện trong năm 2022, Ban Chủ nhiệm đã và đang khẩn trương lên kế hoạch cụ thể làm việc với các Phòng thí nghiệm là hội viên tập thể của Hội Hóa và một số Hội thành viên trong Liên hiệp Hội, dự định trong 4 tháng 6,7,8,9/2022 sẽ thực hiện nội dung về sản phẩm dự án để sang tháng 10/2022 viết báo cáo nghiệm thu với các sản phẩm là quy trình phổ biến kiến thức và các video clip.
– Nhằm đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển kinh tế- xã hội, góp phần “xanh hóa” những hoạt động sản xuất, sử dụng có liên quan đến hóa chất, thúc đẩy việc sản xuất, sử dụng sạch, an toàn, tạo ra những sản phẩm có ứng dụng vào việc chăm sóc, nâng cao, cải thiện đời sống của nhân dân và bảo vệ môi trường, Hội cũng đã xây dựng quy chế, thành lập Hội đồng xét Giải thưởng Lê Văn Thới về Hóa học Xanh và ban hành thể lệ Hội thi trong năm 2022 với việc mở rộng đối tượng và xác định nội dung cụ thể để vận động các nơi tham gia.
– Trang web hoihoahcm.org giúp cập nhật các thông tin về Hội, làm cầu nối giữa các hội viên và với các nhà sản xuất.
- Công tác giáo dục – đào tạo:
Đây có thể nói là mặt mạnh của các thành viên của Hội. Phần lớn các Uỷ viên BCH là những nhà khoa học đầu ngành tại các trường đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu đều rất tích cực trong công tác giảng dạy đại học và sau đại học, hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh thực tập.
Ở bậc đại học, hàng năm, nhiều Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ tốt nghiệp, nhiều nghiên cứu khoa học được trình bày tại các hội nghị quốc tế và trong nước. Theo thống kê số liệu trong 3 năm 2016 – 2018, các Trường, Viện thành viên của Hội đã đào tạo 2175 cử nhân, 392 thạc sĩ, 25 tiến sĩ. Tại Viện Công nghệ Hóa học thành viên của Hội Hóa Học trong năm 2021, đã đào tạo 17 NCS, trong đó, 03 NCS đã bảo vệ thành công cấp cơ sở, 01 NCS chuẩn bị bảo vệ cấp Học viện hay tại Trung tâm INOMAR thành viên của Hội trong công tác đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học năm 2021- 2022, Trung tâm đã tham gia hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho 20 sinh viên đại học, hỗ trợ học bổng, các điều kiện nghiên cứu (cơ sở vật chất, hóa chất, vật tư…) phục vụ cho NCS.
Do ảnh hưởng của tình hình dịch COVID – 19 nên công tác đào tạo cũng ít nhiều bị hạn chế. Tuy nhiên nhiều Thầy Cô trong Ban Chấp hành Hội Hóa cùng các hội viên tập thể ở Khoa Hóa các Trường Đại học vẫn tiếp tục đảm bảo công tác giảng dạy, đào tạo, linh động bằng nhiều hình thức thích hợp. Các hội viên tập thể cũng đã cố gắng xây dựng các chương trình đào tạo từ dạng offline sang online, được nhiều hội viên hưởng ứng như khóa đào tạo an toàn phòng thí nghiệm về sử dụng kit phát hiện thuốc bảo vệ thực vật cho các bếp ăn tập thể, khóa đào tạo về kỹ thuật GC/MS, LC/MS, AAS, các lớp về hiệu chuẩn các thiết bị phòng thí nghiệm, về ISO 17025 về xử lý số liệu trong phân tích hóa học, về kiểm tra kiểm nghiệm vi sinh, về ISO 50.000… của Công ty TNHH kiểm nghiệm Việt Tín, Trung tâm đào tạo và phát triển sắc ký (EDC)…
- Công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ:
Cùng với công tác đào tạo, các thầy cô trong Hội cũng rất tích cực trong công tác nghiên cứu: chủ trì hay tham gia nhiều đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, cấp thành phố, cấp đại học quốc gia, cấp Viện, cấp bộ, cấp nhà nước. Đây cũng là một thế mạnh của Hội, đa số các công trình nghiên cứu có ý nghĩa cơ bản và ứng dụng, một số ít đã được triển khai vào thực tế sản xuất và đời sống. Không ít những luận án, luận văn Thạc sĩ có giá trị khoa học và thực tiễn khoa học cao, có nhiều triển vọng góp phần xứng đáng vào sản xuất và đời sống.
– Hội viên tập thể của Hội Hóa học là Công ty TNHHSXTMDV Hoa Dược Thảo đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất chế phẩm khử mùi ô nhiễm môi trường và phân hủy rác thải sinh hoạt để tái sử dụng giá thể sau phân hủy (chế phầm này đã được cấp bằng sáng chế US Patent ở Mỹ năm 2021).
– Viện Công nghệ Hóa học thực hiện 06 đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Quỹ Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED); 05 đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong đó có 02 dự án SXTN, 03 đề tài thuộc hướng ưu tiên; 03 đề tài nghiên cứu cấp Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM; 02 đề tài độc lập trẻ cấp Viện Hàn lâm KH&CN; 03 đề tài cơ sở cấp Viện Công nghệ Hóa học; 02 đề tài hỗ trợ nghiên cứu viên cao cấp; 01 đề tài chương trình đào tạo tiến sĩ chất lượng quốc tế; 01 đề tài hỗ trợ sau tiến sĩ và 01 đề tài vườn ươm trẻ – Thành đoàn trong năm 2021
– Trung tâm INOMAR đã nghiệm thu 03 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQG-HCM trong năm 2021 và tiếp tục thực hiện 04 đề tài trong năm 2022.
– Chế phẩm tinh dầu trầu từ đề tài của nhóm nghiên cứu Hội Hóa học đã được chuyển giao cho Công ty dược phẩm OPC để sản xuất thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng. Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế đã cấp giấy phép ngày 25-01-2021 cho sản xuất và lưu hành chế phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng “hỗ trợ làm giảm các triệu chứng sưng đau ở niêm mạc vùng miệng” với tên là Siro lá trầu PIBETO. Chế phẩm này ngoài việc hỗ trợ trị được Virus EV 71 làm sưng miệng còn trị được bệnh tay chân miệng đạt hiệu quả 100% . Hiện nhóm nghiên cứu gồm TS. Huỳnh Kỳ Trân, TS. Đỗ Việt Hà dưới sự cố vấn của GS Chu Phạm Ngọc Sơn và TS Phạm Thị Ánh đã tiếp tục nghiên cứu khả năng tinh dầu trầu trị được Virus Covid-19 và kết quả bước đầu rất thành công khi thử cho tiếp xúc trực tiếp trên Virus và thử trực tiếp trên người. Chế phẩm hiện đã trị thành công trong vòng 3 – 5 ngày 1500 người bị mắc Covid-19. Nhóm đang sản xuất chế phẩm và sẽ xin cấp phép được sản xuất và lưu hành
– Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm đã hỗ trợ các công ty sản xuất mì gói như Acecook, Thiên Hương trong phân tích các hợp chất Ethylene oxide và 2- Chloroethanol trong các sản phẩm mì, do có 2 lô mì Hảo Hảo và miến Good của Acecook xuất khẩu sang Châu Âu bị phát hiện có 2- Chloroethanol mặc dù hàm lượng rất thấp so với tiêu chuẩn Mỹ, Canada.
Bản thân Hội cũng tham gia thực hiện 02 dự án, được Liên Hiệp Hội hỗ trợ một phần kinh phí, trong đó:
– “Khảo sát đánh giá chất lượng của các thực phẩm chức năng ghi có chứa nhân sâm trên thị trường”, sử dụng kỹ thuật phân tích Sắc ký lỏng ghép khối phổ 2 lần LC-MS/MS do TS Phạm Thị Ánh và DS Ngô Hoa Lư làm chủ nhiệm. Dự án đã được nghiệm thu vào tháng 12/2018 và kết quả cho thấy trên 33 mẫu thử nghiệm, chỉ có 6 mẫu là chứa đủ 5 chất chỉ thị sinh học có trong nhân sâm, có 4/33 mẫu không có bất cứ chất chỉ thị sinh học nào, còn lại là những mẫu thiếu một trong 5 chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đánh giá chất lượng nhân sâm bằng kỹ thuật kiểm nghiệm hiện đại có độ chính xác và chọn lọc cao rất thiết thực và có thể được xem là một trong những phương pháp chuẩn dánh giá chất lượng các sản phẩm thực phẩm chức năng đang còn rất phức tạp trên thị trường hiện nay. Dự án thực hiện dưới đây minh họa kết luận đã nêu.
-“Khảo sát khả năng hình thành acrylamide trong một số nền mẫu khoai trên thị trường Việt Nam dưới tác dụng nhiệt dựa trên phương pháp phân tích acrylamide bằng LC-MS/MS” do ThS Vương Quang Huy làm chủ nhiệm. Dự án được nghiệm thu năm 2019, đã đề xuất được điều kiện xử lý khoai và điều kiện chiên để thu được sản phẩm khoai chiên ngon và có hàm lượng độc chất acrylamide thấp nhất, dưới giới hạn khuyến cáo của Châu Âu.
- Công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội
– Các thành viên tập thể trong lĩnh vực phân tích kiểm nghiệm như Trung tâm kỹ thuật Đo lường Chất lượng III, Trung tâm Dịch vụ Phân Tích Thí Nghiệm, Phân Viện Khoa Học Hình Sự Bộ Công An phía Nam., Trung Tâm Đào Tạo và Phát Triển Sắc Ký, Công Ty Dịch Vụ Khoa Học Công Nghệ Sắc Ký Hải Đăng, Trung tâm Phân tích Kỹ thuật cao Sài Gòn …qua công tác chuyên môn đã đóng góp rất có hiệu quả trong việc hỗ trợ các đơn vị của cơ quan chức năng trong đảm bảo VSATTP, bảo vệ môi trường, an toàn sức khỏe, phòng chống tệ nạn xã hội, giúp đỡ nhiều đơn vị sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu trong việc nâng cao chất lượng hàng hóa, tư vấn xây dựng phòng thí nghiệm, trang bị máy móc, hiệu chuẩn bảo trì thiết bị.
– Một số thành viên của Hội tham gia giải quyết với tư cách chuyên gia kỹ thuật những sự cố đã xảy ra do ô nhiểm hóa chất, như phát hiện xăng nhiễm aceton, nước nhà máy Tân Hiệp bị đục do vi khuẩn mangan và sắt, xác nhận khô mực xé là khô mực thật, vi cá cho vào bánh trung thu đúng là vi cá chứ không phải là plastic…
– Thành viên Hội Hóa học đã đóng góp ý kiến cho Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM về các dự thảo luật : An toàn thực phẩm, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục Đại học, Đo lường.
– GSTS. Chu Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội đã có nhiều đóng góp cho Thành phố trong cương vị Ủy viên Hội đồng Khoa học TP, Ủy viên Hội đồng KHKT và Môi trường của Mặt trận TP đã góp ý với Ban Khoa Giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh nhiều vấn đề về VSATTP, về nguồn nhân lực của TP, HO về liên kết các Phòng thí nghiệm với cơ quan quản lý nhà nước, về trang bị bổ sung các đơn vị kiểm nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng các yêu cầu của Thành phố trong lĩnh vực này.
- Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế:
– Là thành viên của Hội Hóa học Việt Nam Hội Hóa học thành phố Hồ Chí Minh tham dự đầy đủ các kỳ Đại hội của Hội Hóa học Việt Nam, tham gia trình bày các kết quả nghiên cứu ứng dụng tại các Hội nghị của Hội Hóa học Việt Nam.
– Hội Hóa TP Hồ Chí Minh hợp tác với các hội bạn như Vinatest, Vinalab tham gia các triển lãm quốc tế, trình bày báo cáo chuyên đề tại triển lãm.
– Một thành tích nổi bật trong thời gian qua là hợp tác với Hội Hóa học Malaysia (IKM) trong đào tạo, tổ chức Hội nghị:
- Tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về xử lý số liệu kiểm nghiệm theo chuẩn mực quốc tế.
- Phối hợp với Hội Hóa học Việt Nam, IKM, tổ chức của ACC và FIST Nhật Bản cùng tổ chức Hội nghị hóa học quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng (ISPAC 2017) tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Hóa học vì sự phát triển bền vững kinh tế- xã hội” vào ngày 08-10/06/2017. Có hơn 300 nhà khoa học nhiều nước tham dự, (đông nhất là các nhà khoa học Nhật Bản, Việt Nam có 50 người tham gia). Các báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam được in trong tạp chí Hóa học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam.
- Nhiều Ủy viên Ban Chấp hành Hội Hóa học tham gia hoặc đồng tổ chức các hội nghị quốc tế trong nước như Analytica Vietnam, cũng như trình bày các tham luận, báo cáo ở các nước Châu Á như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản. Tại các hội nghị quốc tế tổ chức trong nước đánh dấu sự tiến bộ của ngành hóa Việt Nam so với thế giới và các hội nghị toàn quốc trên nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành hóa, hoặc tại một số hội nghị quốc tế tổ chức ngoài nước như hội nghị hóa học Âu- Á, hội nghị hóa học Châu Á-Thái Bình Dương mà Hội Hóa học Việt Nam là thành viên, thường có thành viên Hội Hóa TP tham dự và đọc báo cáo, trình bày poster. Nhiều báo cáo khoa học được đánh giá cao, một số báo cáo viên trẻ của hội đạt dược những giải thưởng quốc tế về báo cáo hay, poster xuất sắc. Hầu hết các thành viên Hội Hóa ở các trường Đại học, Viện nghiên cứu đều có những công trình đăng trong các tạp chí quốc tế có tiếng có chỉ số ảnh hưởng lớn (impact factor).
- Công tác xã hội
– Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt Trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Hội đã nhiều lần đóng góp vào quỹ “Vì biển đảo quê hương – Vì Tuyến đầu tổ quốc”, vào quỹ xóa đói giảm nghèo, xây nhà tình nghĩa, tình thương, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại bão lụt, thiên tai … với khoảng 160 triệu đồng.
– Hỗ trợ phí tham dự hội nghị cho sinh viên có báo cáo và hội viên tại Hội nghị hóa học quốc tế ISPAC 2017 (1–2 triệu đồng/người), thanh toán chi phí cho các hội thảo của Hội, hỗ trợ các hoạt động hội thi Olympic hóa học, các phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường Đại học, hỗ trợ bồi dưỡng các báo cáo viên của các câu lạc bộ phổ biến kiến thức.
– Chăm sóc thăm hỏi các Ủy viên Ban Chấp hành bị ốm đau, gia đình có tang.
- Công tác thi đua khen thưởng:
Hội Hóa Học TP.HCM đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của Liên Hiệp các Hội KHKT TP.HCM, Liên Hiệp các Hội KHKT Việt Nam, Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM, Cờ truyền thống của UBND TPHCM, và nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ về các hoạt động tích cực và đóng góp hiệu quả của Hội. Nhiều thành viên Hội cũng được trao tặng bằng khen, huy chương, huân chương lao động.
CÁC HÌNH THỨC HỘI HÓA ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG:
- Danh hiệu thi đua:
Năm
Danh hiệu thi đua
Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành QĐ
2007
“Tập thể Lao động xuất sắc” năm 2006
Quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày 05/4/2007 của Ủy ban Nhân dân TPHCM
2013
“Tập thể Lao động xuất sắc” năm 2012
Quyết định số 2036/QĐ-UBND ngày 23/4/2013 của Ủy ban Nhân dân TPHCM
2013
Cờ truyền thống 25 năm thành lập Hội
Quyết định số 4307/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 của Ủy ban Nhân dân TPHCM
- Hình thức khen thưởng:
Năm
Hình thức khen thưởng
Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2001
Giấy khen của LHCHKH&KTTPHCM
Quyết định số 86/KT-LHH ngày 10/5/2001 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM
2006
Bằng khen của Ủy ban Nhân dân TPHCM
Quyết định số 71/QĐUB, ngày 20/01/2006 của Ủy ban Nhân dân TPHCM.
2007
Bằng khen của ủy ban Nhân dânTPHCM
Quyết định số 276/QĐUB ngày 22/01/22007 của Ủy ban Nhân dân TPHCM
2007
Bằng khen của Ủy ban Nhân dân TPHCM
Quyết định số 5413/QĐUB ngày 06/12/2007 của Ủy ban Nhân dân TPHCM
2010
Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Quyết định số 544/QĐ-KT ngày 27/9/2010 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
2015
Bằng khen Thủ tướng Chính phủ
Quyết định số 1180/QĐ-TTg ngày 29/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ
2018
Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Quyết định số 971/QĐ-LHHVN-KT ngày 21/9/2018 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
2019
Bằng khen của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định số 2525/QĐUB ngày 06/6/2019 của Ủy ban Nhân dân TPHCM
2022
Bằng khen của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định số 4251/QĐ-UB ngày 20/12/2021của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
2022
Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Quyết định số 1278/QĐ-LHHVN/KT ngày 20/12/2022